Việc chăm sóc mai vàng sẽ giúp chúng ta có được cây trang trí dịp tết cực kỳ đẹp mắt. Không quá kén chọn đất như là hoa đào, hoa mai có thể sống cả ở những vùng đất cát hoặc là nhiều đá sỏi. Tuy nhiên thì vẫn cần phải có kỹ thuật chăm sóc tốt mới giúp cho cây hoa phát triển ra về độ to cũng như là nhiều nhánh đẹp được.
Đất trồng mai vàng
Bởi vì rễ của cây hoa mai rất là dài, vì thế mà nếu như ngập nước với thời gian dài sẽ bị úng rễ hoặc là thối, dẫn tới chết cây. Các bạn không nên thực hiện trồng mai ở các vùng đất có mạch nước ngầm dâng quá cao hay là đất quá thấp. Trong trường hợp gặp phải điều kiện nhiều nước thì phải lên nuống rộng trên 1m để đánh được vào trong chậu.
Khi thực hiện lên luống để trồng và chăm sóc mai vàng thì giữa các luống với nhau cần phải thiết kế đào rãnh giúp cho việc thoát nước được tốt, tránh hiện tượng úng nước ở vườn mai. Đây là một việc quan trọng để mang lại được sự phát triển tốt cho cây mai vàng mà không sự chết cây do úng ngập.
Xem thêm Kỹ thuật chăm sóc mai vàng trồng dưới đất nhanh lớn không sâu bệnh
Nhân giống mai vàng
Hiện nay thì việc nhân giống cho cây hoa mai vàng được thực hiện bởi hai phương pháp khác nhau là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Trong 2 phương pháp này thì nhân giống vô tính được áp dụng rộng rãi hơn.
Nhân giống hữu tính
Các bạn sẽ cần phải mua và sử dụng hạt mai để trồng thành những cây con khác nhau. Hình thức nhân giống này mang lại số lượng cây mai con rất nhiều, không cần phải tốn công sức để thực hiện nhân giống cũng như là chi phí bỏ ra thấp hơn.
Tuy nhiên thì việc nhân giống hữu tính để trồng và chăm sóc mai vàng lại ít được sử dụng hơn bởi chúng không hưởng được toàn bộ đặc tính di truyền tốt từ cây mẹ. Có thể là hoa sẽ nhỏ hơn, có ít nhánh và cành hơn, thậm chí là màu sắc của hoa không còn giữ được sự đặc trưng.

Tìm hiểu cách tạo mô hình trồng mai vàng bị suy, khô cành phục hồi nhanh chóng
Nhân giống vô tính.
Nhân giống vô tính là thực hiện ghép, chiết cành. Đây là hình thức giúp cho cây mai được nhân ra có những đặc tính tốt từ cây mẹ. Tuy nhiên thì tỷ lệ thành công lại không cao và cần phải tốn công sức vì thực hiện thủ công. Hình thức này khó thực hiện đối với những ai muốn trồng và chăm sóc mai vàng với số lượng lớn.
Chiết cành
Lúc này bạn sẽ tiến hành lựa chọn những cành hoa nhỏ, có dáng đẹp ưng ý mà không có sâu hại để thực hiện chiết cành. Bạn cần dùng dao và khoanh vỏ với độ dài khoảng 3-5cm mà không chạm vào phần gỗ ở bên trong. Sau đó thì bóc phần vỏ đã khoanh đi để lấy đất hay phân chuồng hoại mục ủ vào xung quanh vết cắt. Bạn có thể dùng vải hoặc bao để bọc phần đất đó lại.
Việc bó đất cần phải thực hiện thật cần thật, chặt, không để đất rơi vãi ra ngoài. Thỉnh thoảng bạn cũng hãy kiểm tra độ ẩm và tưới nước đều đặc để bầu đất có được độ ẩm phù hợp trong vài tháng liền. Khi quan sát bạn thấy bầu đất có các rễ con mọc ra ngoài thì đó là thời điểm có thể cắt nhánh mai ra khỏi cây mẹ.
Ghép cành
Đây là hình thức nhân giống trồng và chăm sóc mai vàng mà bạn sẽ dùng cành của cây mẹ để ghép vào cây hoa mai khác. Việc này sẽ giúp cho cành mai được ghép có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển và mang theo đặc điểm di truyền từ cây mai mẹ. Việc ghép này cũng có thể là ghép chồi non, ghép mắt, ghép mắt lá chứ không nhất thiết phải là ghép cành mai từ cây này sang cây khác.
Ghép tam giác
Ghép tam giác là bạn sẽ phải lấy một cây mai làm gốc ghép, tìm tới một phần trên gốc cây và ghép cành hoặc mắt vào. Hãy dùng dao có mũi nhọn để khoét lỗ hình tam giác nhỏ bằng hạt đậu ở trên vỏ để bóc ra. Sau đó thì tác mắt lá hoặc chồi từ cây mai mẹ để ghép vào lỗ tam giác vừa mới khoét. Từ đây dùng dây vải để buộc và băng lại là bạn đã hoàn thành.
Sau khoảng vài tuần mà bạn thấy chỗ ghép có chồi hay mắt vẫn xanh tốt nghĩa là mọi thứ đều tốt, lúc này bạn chỉ cần chăm sóc mai vàng như bình thường. Một gốc mai bạn có thể ghép được rất nhiều mắt hoặc chồi khác nhau để tăng thêm giá trị cho cây hoa. Giả sử bạn có thể ghép mà khiến cho cây mai có hoa theo nhiều màu sắc khác nhau, nhìn rất đẹp mắt.
